Chúng ta đã biết rằng trước kia vũ trụ chỉ là một điểm nhỏ xíu (xem thêm tại đây), Big bang xảy ra và nó trở nên kì vĩ không cùng. Một ý tưởng nghe có vẻ kì lạ và khó hình dung, nhưng đó lại đang là sự thật. Và, còn khó khăn để tưởng tượng hơn nữa khi đặt ra câu hỏi cái gì tạo ra điểm bắt đầu đó, nếu không phải là Chúa của Newton và Einstein?
“Vô cực sinh thái cực
Thái cực sinh lưỡng nghi
Lưỡng nghi sinh tứ tượng
Tứ tượng sinh bát quái
Bát quái sinh vô lượng”
Đây là mô tả trạng thái mọi sự thay đổi củ vũ trụ trong tinh hoa triết học cổ Á Đông, khơi nguồn từ cuốn Kinh Dịch nổi tiếng bí hiểm. Triết lý này coi vũ trụ khởi sinh từ “vô cực” – tức là ở một trạng thái hư vô, không có khởi đầu không có kết thúc. Hư vô này bằng cách nào đó sinh ra một điểm bắt đầu và từ đó nảy nở ra vô cùng vạn vật. Phật giáo và thần thoại Hy Lạp đều mang hơi thở lý luận này (xem thêm tại đây).
Ở đây chúng ta thấy một sự hài hòa giữa tôn giáo và khoa học, nơi chỉ ra rằng giải thích nguồn gốc vũ trụ dù đi theo hướng nào cũng có thể có quan điểm chung. Thêm nữa, có một điều cực kì thú vị: Rằng khi khoa học càng cố giải thích việc vũ trụ đến từ hư vô như thế nào, thì lý luận đó lại càng đi theo một chiều hướng không thể ma quái hơn.
Continue reading “[Ý nghĩa cuộc sống](3) Vũ trụ từ hư vô”